Cắt bao quy đầu nên hay không?

  • cập nhật lần cuối: 23-11-2022 14:29:55
  • Tham vấn y khoa: 
Lượt xem: 4879

Cắt bao quy đầu là một tiểu phẫu đơn giản không còn quá xa lạ đối với nam giới nhưng không phải ai cũng hiểu rõ những lợi ích của việc làm này. Thời gian qua, Phòng khám Thái Hà đã nhận được rất nhiều câu hỏi của nhiều nam giới về việc có nên cắt bao quy đầu hay không? Vì vậy, trong bài viết dưới đây, các chuyên gia Phòng khám Thái Hà sẽ chia sẻ cùng bạn đọc về vấn đề này.

Có thể bạn cũng quan tâm:

cat-bao-quy-dau-nen-hay-khong
Có nên cắt bao quy đầu hay không?

Nên cắt bao quy đầu hay không?

Theo các chuyên gia Phòng khám Thái Hà, bao quy đầu là lớp da mỏng bao bọc phía ngoài quy đầu dương vật. Thông thường, khi trẻ em vừa mới sinh ra, bao da quy đầu luôn bọc kín, dính tự nhiên vào quy đầu dương vật và chỉ để lộ ra một lỗ nhỏ để thoát nước tiểu. Đây được coi là hiện tượng hẹp bao quy đầu sinh lý bình thường. Đối với trẻ nhỏ, bao quy đầu có chức năng bảo vệ quy đầu dương vật của trẻ khỏi những tác động từ môi trường khi mà trẻ chưa biết tự bảo vệ "của quý" của mình. Khi trẻ lớn lên (khoảng 3 – 4 tuổi), lớp bao da quy đầu này tự tuột xuống do quá trình đào thải tế bào chết ở mặt trong của bao quy đầu và do quá trình cương dương vật lúc trẻ đang ngủ hoặc buồn tiểu.

Một số trường hợp khi trẻ lớn lên và bước vào tuổi trưởng thành nhưng vẫn không lột bao quy đầu xuống được dù dương vật ở trạng thái cương cứng hay bình thường (được gọi là hẹp bao quy đầu), hoặc bao quy đầu có thể kéo xuống được nhưng lại luôn phủ kín đầu dương vật ngay cả khi dương vật ở trạng thái cương cứng (hiện tượng này được gọi là dài bao quy đầu). Dài hoặc hẹp bao quy đầu ở nam giới được coi là một bệnh lý có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng nguy hiểm đối với nam giới, cụ thể như:

- Khiến nam giới dễ mắc các bệnh viêm nhiễm: Bởi hẹp và dài bao quy đầu làm cho việc vệ sinh dương vật khó khăn hơn, các chất cặn bã ở mặt trong của bao quy đầu không được rửa trôi thường xuyên, tạo thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn, nấm phát triển, gây viêm nhiễm quy đầu và bao quy đầu.

- Gây bí tiểu, tiểu buốt, viêm niệu đạo ở nam giới: Đặc biệt là đối với trường hợp bao quy đầu chít hẹp toàn bộ quy đầu chỉ để lộ một lỗ nhỏ như lỗ kim.

- Gây xuất tinh sớm: Bao quy đầu có chứa rất nhiều dây thần kinh cảm giác, khi nam giới bị hẹp hoặc dài bao quy đầu, các dây thần kinh cảm giác tập chung nhiều ở đầu dương vật hơn bình thường, do đó chỉ cần kích thích nhẹ là nam giới đã bị xuất tinh. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống chăn gối của nam giới.

- Khiến dương vật phát triển không bình thường: Bạn hãy tưởng tượng dài hoặc hẹp bao quy đầu giống như một chiếc áo bịt kín quy đầu dương vật, khiến dương vật bị bức bí và hạn chế sự phát triển về cả kích thước và chiều dài của dương vật.

Như vậy, bao quy đầu đối với trẻ nhỏ thì có lợi, nhưng đối với người lớn thì lại tiềm ẩn rất nhiều nguy hại. Các chuyên gia còn cho rằng, dài và hẹp bao quy đầu ở người lớn còn làm tăng nguy cơ ung thư dương vật và gây ra biến chứng vô sinh ở nam giới. Do đó, cắt bao quy đầu là việc làm cần thiết đối với nam giới bị hẹp hoặc dài bao quy đầu. Những nam giới có bao quy đầu bình thường cũng được các chuyên gia khuyến khích cắt bao quy đầu để việc vệ sinh dương vật dễ dàng hơn.

Cắt bao quy đầu là một tiểu phẫu rất đơn giản nhằm loại bỏ lớp bao da quy đầu dài hoặc hẹp và giúp nam giới phòng ngừa được rất nhiều biến chứng có thể xảy ra. Để đáp ứng nhu cầu cắt bao quy đầu của nam giới, hiện nay Phòng khám Thái Hà đã áp dụng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu theo công nghệ mới, với ưu điểm phẫu thuật nhanh chóng, không đau, không chảy máu, không biến chứng và mau lành... kĩ thuật xâm lấn tối thiểu tại Thái Hà đã giúp rất nhiều nam giới loại bỏ được lớp bao da quy đầu hẹp và dài.

Trên đây là chia sẻ của các chuyên gia Phòng khám Thái Hà về việc có nên cắt bao quy đầu hay không? Nếu bạn còn băn khoăn nào về vấn đề này, hãy gọi điện đến đường dây nóng 0365 116 117 hoặc chat yahoo để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp.

Đánh giá: 
Cắt bao quy đầu nên hay không?
Điểm trung bình:  7.2 /  10 (  89 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?