Viêm mào tinh hoàn

  • cập nhật lần cuối: 23-11-2022 12:52:13
  • Tham vấn y khoa: 
Lượt xem: 5046

Viêm mào tinh hoàn là một bệnh khá phổ biến ở hệ thống sinh dục nam. Viêm mào tinh hoàn nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới viêm mào tinh hoàn mãn tính, gây vô sinh cho nam giới. Bệnh thường gặp ở nam giới có độ tuổi từ 18 đến 35 tuổi.

viêm mào tinh hoàn
Viêm mào tinh hoàn

Mào tinh hoàn là ống dài nhưng được cuộn lại thành một khối hình chữ C nằm ở phía bên trên sau tinh hoàn, kết nối tinh hoàn với ống dẫn tinh. Chức năng của mào tinh hoàn là vận chuyển, lưu giữ và giúp cho các tế bào tinh trưởng thành. Những người bị viêm mào tinh hoàn sẽ thấy tinh hoàn bị sưng tấy và đau đớn. Viêm mào tinh hoàn có thể là một bệnh cấp tính nhưng cũng có khả năng trở thành bệnh mãn tính nếu không được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây viêm mào tinh hoàn

Viêm mào tinh hoàn do nhiễm khuẩn:

Có nhiều yếu tố có thể gây nên tình trạng viêm mào tinh hoàn nhưng nhiễm khuẩn chính là nguyên nhân phổ biến .

Các nghiên cứu cho thấy chủng loại vi khuẩn gây bệnh thay đổi theo các lứa tuổi. Dưới 5 tuổi và trên 45 tuổi loại vi khuẩn thường gặp là Ecoli, Pseudomonas, Staphylococcus và Streptococcus. Đây là các vi khuẩn chủ yếu gây nhiễm khuẩn tiết niệu và viêm mào tinh hoàn thường là hậu quả của một nhiễm khuẩn tiết niệu tiềm tàng từ trước. Từ 18- 35 tuổi loại vi khuẩn thường gặp là lậu cầu (Neisseria gonorrhoeae) và chlamydia tracomatis. Đây là những vi khuẩn gây bệnh lây truyền qua đường tình dục. Tuy nhiên đối với những người có hoạt động tình dục qua đường cửa sau thì loại vi khuẩn chủ yếu lại là E. Coli.

Virus gây bệnh phổ biến ở trẻ em và thanh niên trong độ tuổi trưởng thành thường gặp là virus quai bị. Trẻ em trước tuổi dậy thì ít gặp biến chứng viêm tinh hoàn nhưng khoảng 20-35% các trường mắc quai bị sau tuổi dậy thì gặp biến chứng này. Virus quai bị cũng là nguyên nhân duy gây viêm tinh hoàn đơn thuần. khoảng 90% các trường hợp viêm tinh hoàn do quai bị chỉ xảy ra ở một bên còn lại khoảng 10% các trường hợp xảy ra cả hai bên. Hậu quả cuối cùng của viêm tinh hoàn do quai bị là teo tinh hoàn gây ảnh hưởng đến sự sinh sản về sau.

Các loại nấm candidiasis, aspergillosis, histoplasmosis, coccidiomycosis, blastomycosis, và actinomycosis cũng có thể là nguyên nhân gây viêm tinh hoàn

Viêm mào tinh hoàn không do nhiễm khuẩn:

Hầu hết các trường hợp viêm không do các tác nhân nhiễm khuẩn là không rõ nguyên nhân. Viêm mào tinh hoàn không do nhiễm khuẩn có thể do chấn thương, do cơ chế miễn dịch cũng có thể do dị tật bẩm sinh.

Những ai có nguy cơ bị viêm mào tinh hoàn

- Những người có nhiều bạn tình

- Người quan hệ tình dục không an toàn với những người có bệnh lây truyền qua đường tình dục.

- Người từng mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

- Người có tuyến tiền liệt lớn (u xơ tuyến tiền liệt) gây trở ngại đến hoạt động của bàng quang, khiến bàng quang lúc nào cũng còn nước tiểu và dễ bị nhiễm trùng.

Triệu chứng viêm mào tinh hoàn

Biểu hiện lâm sàng của viêm mào tinh hoàn có các triệu chứng toàn thân như: bệnh phát sinh đột ngột, đau tức tinh hoàn, kèm theo sốt, buồn nôn... đau có thể lan xuống háng, bụng dưới và bộ phận sinh dục...

Biểu hiện bệnh qua các giai đoạn:

Viêm mào tinh hoàn cấp tính: Thường gây ra bởi nhiễm trùng đường tiết niệu và các bệnh tuyến tiền liệt. Triệu chứng bệnh: sốt cao, ớn lạnh, tinh hoàn cứng, đau, vùng háng cũng có cảm giác đau, da bìu đỏ, phù nề, mào tinh to, đi tiểu ra máu...Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thường xuất hiện trong 1 hoặc 2 ngày và có khuynh hướng ngày một trầm trọng hơn. Bệnh có thể khỏi hoàn toàn nếu được điều trị kịp thời và đúng phương pháp.

Viêm mào tinh hoàn mạn tính: Viêm mào tinh hoàn cấp tính nếu không được điều trị hoặc điều trị không tốt sẽ dẫn tới viêm mào tinh hoàn mãn tính. Tinh hoàn dần sưng lên, sau đó có biểu hiện xơ cứng, thỉnh thoảng xuất hiện những cơn đau nhẹ... Thường sau 1 - 2 năm bệnh mới biểu hiện rõ rệt. Những triệu chứng của bệnh xuất hiện thường xuyên và các biện pháp chữa trị chỉ có thể cải thiện tình trạng bệnh chứ không thể khỏi hẳn.

Giảm đau khi bị viêm mào tinh hoàn

Khi bị viêm mào tinh hoàn, bạn sẽ luôn cảm thấy lo lắng và đau đớn. Dưới đây là 1 vài gợi ý giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn:

Nghỉ ngơi: tùy theo tình trạng bệnh mà bạn nên nghỉ ngơi nhiều hay ít.

Chườm lạnh vùng bìu: dùng khăn mỏng bọc bên ngoài túi chườm lạnh trước khi đặt vào vùng bìu và chỉ chườm trong 30 phút. Nếu chườm quá lâu sẽ làm da của bạn bị tổn thương.

Mặc đồ lót thể thao: khi "cậu bé" bị đau thì việc bạn mặc quần lót dành cho những vận động viên thể thao sẽ tốt hơn là mặc những loại quần ống rộng.

Nâng đỡ vùng kín: Khi nằm nghỉ ngơi, bạn nên gấp một chiếc khăn và đặt phía dưới vùng bị đau. Làm như vậy, bạn sẽ cảm thấy khá hơn.

Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Thái Hà về bệnh viêm mào tinh hoàn. Nếu còn thắc mắc, bạn có thể gọi điện tới số 0365.116.117 để được tư vấn trực tiếp.

Đánh giá: 
Viêm mào tinh hoàn
Điểm trung bình:  7.5 /  10 (  100 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?

  • Đau tinh hoàn sau khi quan hệ là bị gì? Đau tinh hoàn sau khi quan hệ là bị gì?
    Tinh hoàn là bộ phận rất nhạy cảm, chỉ cần một sơ xuất nhỏ cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến bộ phận này. Đau tức tinh hoàn sau khi quan hệ tình dục là hiện không còn xa lạ gây ảnh h?...
    Xem chi tiết
  • Bệnh viêm tinh hoàn Bệnh viêm tinh hoàn
    Bệnh viêm tinh hoàn là tình trạng bị viêm 1 hoặc cả 2 bên tinh hoàn. Đây là viêm nhiễm thường gặp ở nam giới, có nhiều nguyên nhân gây ra chứng viêm tinh hoàn như chấn thương, vi khuẩn, virut. Bệnh v...
    Xem chi tiết
  • Đau 1 bên tinh hoàn Đau 1 bên tinh hoàn
    Đau 1 bên tinh hoàn là hiện tượng tương đối phổ biến và chiếm tỷ lệ cao hơn đau cả 2 tinh hoàn.Vậy nguyên nhân nào dẫn tới hiện tượng đau 1 bên tinh hoàn? Tinh hoàn là bộ phận nhạy cảm của na...
    Xem chi tiết
  • Đau tức tinh hoàn do đâu? Đau tức tinh hoàn do đâu?
    Đau tức tinh hoàn có những nguyên nhân nào? Đó là thắc mắc của nhiều nam bệnh nhân. Theo các chuyên gia Nam Khoa Phòng khám Thái Hà, đau tức tinh hoàn có một số nguyên nhân sau đây: Giãn tĩnh mạch...
    Xem chi tiết