Không có kinh nguyệt

  • cập nhật lần cuối: 30-06-2023 14:26:25
  • Tham vấn y khoa: 
Lượt xem: 6147

Không có kinh nguyệt hay vô kinh là gì? Nguyên nhân do đâu và ảnh hưởng của hiện tượng này tới sức khỏe chị em phụ nữ như thế nào? Dưới đây các bác sỹ Phụ Khoa Phòng khám Thái Hà sẽ giới thiệu về bệnh không có kinh nguyệt ở chị em:

Có thể bạn quan tâm:

Khong co kinh nguyet
1. Phân loại không có kinh nguyệt:

- không có kinh nguyệt sinh lý: là hiện tượng mất kinh do có thai, do cho con bú hoặc do đã mãn kinh.

- không có kinh nguyệt giả: là hiện tượng có máu kinh nhưng bị bế tắc không chảy ra ngoài nên mắt không nhìn thấy được. Còn gọi là bế kinh.

- không có kinh nguyệt nguyên phát: là hiện tượng không có hành kinh khi đã quá tuổi 18.

- không có kinh nguyệt thứ phát: là hiện tượng không hành kinh lại sau một thời gian: là 3 tháng nếu trước đó kinh đều, là 6 tháng nếu trước đó kinh không đều.

- không có kinh nguyệt bệnh lý: gồm tất cả các trường hợp không có kinh nguyệt ngoài sinh lý, không có kinh nguyệt nguyên phát, không có kinh nguyệt thứ phát, không có kinh nguyệt giả, bế kinh.

2. Nguyên nhân không có kinh nguyệt

- Nguyên nhân không có kinh nguyệt nguyên phát: thường do những dị tật bẩm sinh ở bộ phận sinh dục hoặc ở các tuyến nội tiết liên quan đến hoạt động sinh dục như: không có tử cung, không có âm đạo, có vách ngăn âm đạo, màng trinh không thủng, teo tuyến yên bẩm sinh, teo buồng trứng bẩm sinh...

+ Cần lưu ý những dấu hiệu như phát triển vú, phát triển lông mu. Nếu tuyến vú và lông mu có phát triển tức là buồng trứng có phát triển mà không có kinh nguyệt thì có thể do không có âm đạo, màng trinh không thủng, không có tử cung. Nếu đau bụng có chu kỳ và thời gian của chu kỳ ngày càng tăng thì là bị bế kinh, không đau bụng như trên thì là không có tử cung.

+ Nếu vú và lông mu không phát triển, sẽ là 1 trong 2 khả năng hoặc teo buồng trứng bẩm sinh hoặc teo tuyến yên bẩm sinh.

- Nguyên nhân không có kinh nguyệt thứ phát: Có thể do dính buồng tử cung (sau phá thai, lao sinh dục), suy sớm buồng trứng, mãn kinh sớm, khối u buồng trứng, rối loạn hoạt động nội tiết của tuyến vỏ thượng thận, tuyến giáp, hoại tử tuyến yên sau đẻ bị băng huyết, vú tiết sữa liên tục....

Bạn có thể sơ bộ định hướng một cách tương đối đến nguyên nhân của vô kinh thứ phát như sau:

- Nếu trước đó vài tuần bạn có quan hệ tình dục, sau đó có biểu hiện nghén, cương vú và đầu vú thâm thì có thể là do có thai.

- Nếu trước đó bạn đã phá thai và sau khi phá vài tuần bị mất kinh, đau bụng dưới, ra khí hư thì có thể là do dính buồng tử cung sau phá thai.

- Nếu có mọc râu, mọc lông chân, lông bụng theo kiểu nam giới thì có thể do khối u buồng trứng tiết hóc môn nam (nội tiết tố nam), vỏ thượng thận tăng tiết hormon nam. Nếu không có những đặc điểm nam tính hoá nói trên thì có thể là do suy sớm buồng trứng (buồng trứng đã suy giảm chức năng, các nang noãn không còn tiết đủ hormon để làm thay đổi niêm mạc tử cung và gây ra kinh nguyệt).

Trên đây là một số điều cơ bản về hiện tượng phự nữ không có kinh nguyệt hay vô kinh mà các bác sỹ Phụ Khoa Phòng Khám Thái Hà đã giới thiệu cho các bạn. Nếu bạn còn có những thắc mắc hoặc muốn nhận được tư vấn từ các chuyên gia hãy gọi điện đến số hotline 0365 116 117. Các chuyên gia phụ khoa sẽ tận tình giải đáp những thắc mắc giúp bạn.

Đánh giá: 
Không có kinh nguyệt
Điểm trung bình:  7.8 /  10 (  75 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?

  • Làm thế nào để có kinh nguyệt đều đặn? Làm thế nào để có kinh nguyệt đều đặn?
    Chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường ở nữ giới , thường xuất hiện khi nữ giới bước vào tuổi dậy thì. Kinh nguyệt vừa là dấu hiệu để chứng tỏ sự trưởng thành, cũng vừa l...
    Xem chi tiết
  • Kinh nguyệt ra ít có sao không? Kinh nguyệt ra ít có sao không?
    Kinh nguyệt ra ít có có sao không, nguyên nhân nào gây nên tình trạng kinh nguyệt ra ít? là thắc mắc của không ít chị em phụ nữ về vấn đề này. Trong nội dung bài viết dưới đây, các chuyên gia Phòng...
    Xem chi tiết
  • Đau bụng kinh nên ăn gì Đau bụng kinh nên ăn gì
    Đau bụng kinh mỗi khi đến ngày đèn đỏ là một hiện tượng rất phổ biến, là ở những phụ nữ chưa lập gia đình. Khi bị đau bụng kinh, đa số các chị em thường muốn tìm cách nào đó để ...
    Xem chi tiết
  • Kinh nguyệt sau sinh không đều phải làm sao? Kinh nguyệt sau sinh không đều phải làm sao?
    Chị Hà Anh (32 tuổi, nhân viên kế toán tại quận Long Biên) có gửi câu hỏi tới các chuyên gia Phòng khám đa khoa Thái Hà với nội dung như sau: "Trước kia, chu kỳ kinh nguyệt của tôi rất đều đặn ...
    Xem chi tiết
  • Rong kinh kéo dài nguy hiểm không? Rong kinh kéo dài nguy hiểm không?
    Chào bác sĩ! Tôi năm nay 30 tuổi, đã lập gia đình và có 2 con. Bình thường, chu kỳ kinh nguyệt của tôi rất đều đặn và tôi thường có kinh khoảng 4 ngày, mỗi ngày thay 3 lần BVS. Máu kinh có màu đỏ ...
    Xem chi tiết
  • Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ và cách tính ngày rụng trứng Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ và cách tính ngày rụng trứng
    Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường ở chị em phụ nữ. Thế nhưng nhiều bạn trẻ khi mới bước vào độ tuổi dậy thì hoặc những phụ nữ thiếu kinh nghiệm lại vô cùng bỡ ngỡ với chu k...
    Xem chi tiết