Kinh nguyệt ra ít có sao không?

  • cập nhật lần cuối: 26-11-2022 08:39:46
  • Tham vấn y khoa: 
Lượt xem: 7018

Kinh nguyệt ra ít có có sao không, nguyên nhân nào gây nên tình trạng kinh nguyệt ra ít? là thắc mắc của không ít chị em phụ nữ về vấn đề này. Trong nội dung bài viết dưới đây, các chuyên gia Phòng khám Thái Hà sẽ giới thiệu đến bạn những thông tin về nguyên nhân, ảnh hưởng và cách khắc phục tình trạng kinh nguyệt ra ít, hi vọng hữu ích cho bạn!

Có thể bạn cũng muốn biết:

kinh nguyet ra it
Kinh nguyệt ra ít là bệnh gì, có ảnh hưởng gì không?

Bình thường chu kỳ kinh nguyệt kéo dài 28-33 ngày, thời gian hành kinh khoảng 3-5 ngày với lượng máu kinh khoảng 25-80ml/chu kỳ. Nếu có số ngày kinh ít hơn 3 ngày và lượng máu kinh ít hơn 20ml là kinh nguyệt ít.

Kinh nguyệt ra ít vì sao?

Theo các chuyên gia Phòng khám đa khoa Thái Hà kinh nguyệt ra ít do nhiều nguyên nhân khác nhau, tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người hoặc do bệnh phụ khoa, buồng trứng gây nên. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn tới hiện tượng kinh nguyệt ra ít:

Mắc bệnh lý về buồng trứng, có kinh nguyệt nhưng lại không có hiện tượng rụng trứng. Khi trứng không rụng có thể làm thay đổi lượng oestrogen làm bong nội mạc tử cung nhỏ nên chỉ ra máu kinh với một lượng rất ít.

Do niêm mạc tử cung bong ra một cách bất thường hoặc mắc các bệnh lý về tử cung như viêm cổ tử cung, u xơ tử cung..Hoặc sử dụng một số loại thuốc tránh thai, đặt vòng cũng là nguyên nhân gây kinh nguyệt có ít.

Ngoài ra, kinh nguyệt ra ít còn do yếu tố tâm lý gây áp lực stress kéo dài hoặc vệ sinh cá nhân trong thời kì kinh nguyệt chưa sạch sẽ, có chế độ ăn uống không hợp lí thiếu vitamin, chất đam hoặc thiếu nhóm vitamin A,C,E...

Kinh nguyệt ra ít có ảnh hưởng gì không?

Kinh nguyệt ra ít là dấu hiệu rối loạn chu kỳ kinh nguyệt cảnh báo sức khỏe của chị em đang gặp vấn đề.

Khi có lượng kinh nguyệt ra ít chứng tỏ cơ thể nữ giới bị suy nhược và căng thẳng não bộ

Kinh nguyệt ra ít là dấu hiệu niêm mạc tử cung bong ra bất thường cảnh báo nguy cơ mắc các bệnh lý ở tử cung như viêm cổ tử cung và u xơ tử cung...

Nhiều bạn gái mắc các bệnh về buồng rứng, không có hiện tượng rụng trứng làm thay đổi lượng oestrogen làm bong những mảnh nội mạc tử cung nên khi tới chu kỳ kinh chỉ ra một lượng máu rất ít.

Kinh nguyệt ra ít nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của chị em phụ nữ, vì vậy cần điều trị càng sớm càng tốt và tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

Bên cạnh đó kinh nguyệt ra ít còn là dấu hiệu cảnh bảo một số bệnh lý như: gan, đái tháo đường, thiếu máu, dinh dưỡng kém, rối loạn nội tiết hoặc dính cố tử cung...

Kinh nguyệt ra ít phải làm như thế nào?

Để sớm khắc phục tình trạng này, người bệnh sau khi phát hiện ra các triệu chứng kinh nguyệt ra ít nên tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám và lựa chọn điều trị kinh nguyệt ra ít kịp thời. Bên cạnh đó cần thay đổi thói quen sinh hoạt như:

Thường xuyên vận động tập thể dục thể thao giúp máu lưu thông tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng và stress.

Tạo lối sống thoải mái, vui vẻ và chế độ ăn uống, học tập và nghỉ ngơi hợp lí.

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ tránh gây viêm nhiễm phụ khoa là trong thời kì có kinh nguyệt và thay băng vệ sinh sau 3-4 giờ.

Và đi khám phụ khoa 6 tháng/lần để sớm phát hiện bệnh và có hướng điều trị sớm tránh biến chứng nguy hiểm gây ra.

Với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao, tận tình với người bệnh cùng với hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, Phòng khám đa khoa Thái Hà đa và đang không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng cũng như các dịch vụ y tế nhằm mang đến cho người bệnh sự yên tâm và tin tưởng khi khám và điều trị bệnh.

Để phục vụ tốt nhu cầu của bệnh nhân, Phòng khám đa khoa Thái Hà làm việc vào tất cả các ngày trong tuần từ 8 -20h cả các ngày nghỉ và lễ. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi bằng cách click vào tư vấn trực tuyến hoặc gọi theo số điện thoại đường dây nóng 0365.116.117 để được tư vấn chi tiết.

Đánh giá: 
Kinh nguyệt ra ít có sao không?
Điểm trung bình:  7.2 /  10 (  81 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?