Rối loạn kinh nguyệt và những ảnh hưởng

  • cập nhật lần cuối: 30-11-2022 09:10:17
  • Tham vấn y khoa: 
Lượt xem: 3886

Rối loạn kinh nguyệt hay kinh nguyệt không đều là chứng bệnh thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Biểu hiện qua chu kỳ kinh nguyệt không đều và không ổn định, lượng máu mất đi sau những ngày hành kinh quá ít hoặc quá nhiều. Chậm kinh, thưa kinh, ít kinh, xuất huyết giữa kỳ kinh, thống kinh, vô kinh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt cũng như sức khỏe nói chung và đặc biệt là sức khỏe sinh sản nói riêng, nặng hơn có thể gây vô sinh ở nữ giới.

Tham khảo thêm:

Rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt và những ảnh hưởng

Rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng mà rất nhiều chị em gặp phải. Với nhiều chị em, đây là chuyện bình thường, họ không mấy quan tâm vì cho rằng điều này không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Nhưng với những chị em chuẩn bị kết hôn và có kế hoạch làm mẹ thì lại rất chú ý tới vấn đề kinh nguyệt. Thực tế, đúng là hiện tượng kinh nguyệt không đều có thể không gây ra ảnh hưởng rõ rệt nào đến sức khỏe mà mắt thường nhìn thấy, nhưng nó lại có ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản của chị em. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ra rối loạn rụng trứng và giảm khả năng thụ thai thành công, dẫn đến hiếm muộn và vô sinh.

Rối loạn kinh nguyệt có thể do hội chứng buồng trứng đa nang gây nên. Buồng trứng đa nang là một dạng rối loạn nội tiết tố phụ nữ. Thống kê cho thấy có rất nhiều người bị hội chứng này nhưng không phải tất cả đều bị bệnh vô sinh, nghĩa là vẫn có thể có con bình thường. Nhiều phụ nữ mắc hội chứng này thường vô kinh, rối loạn kinh nguyệt do không có nang trứng phát triển. Những người gặp phải hội chứng đa nang buồng trứng thường có tỉ lệ vô sinh rất cao. Nếu không được điều trị sớm, họ sẽ dễ lâm vào tình trạng không phóng noãn kéo dài, có thể dẫn đến ung thư nội mạc tử cung.

Rối loạn kinh nguyệt cũng có thể là biểu hiện của nhiễm trùng vùng chậu. Các biểu hiện kèm theo của bệnh là có thể gây sốt, đau khi quan hệ, đau rát khi đi tiểu, đau vùng bụng dưới, âm đạo tiết dịch bất thường.

Ngoài ra, rối loạn kinh nguyệt cũng gây một số ảnh hưởng khác như:

- Chu kỳ kinh kéo dài gây bất tiện cho sinh hoạt hàng ngày. Đó cũng là giai đoạn nhạy cảm của cơ thể.

- Vi khuẩn dễ dàng tấn công gây nên những bệnh viêm nhiễm vùng kín như: viêm âm đạo, u màng trong tử cung, viêm buồng trứng...

- Nếu lượng máu trong những ngày có kinh mất đi quá nhiều sẽ gây nên bệnh thiếu máu, cơ thể sẽ dễ mệt mỏi, cáu gắt, khó chịu.

Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia Sản Phụ Khoa Phòng khám Thái Hà về Rối loạn kinh nguyệt và những ảnh hưởng. Nếu bạn vẫn còn có những thắc mắc, hãy gọi theo số máy đường dây nóng 0365 116 117 hoặc chat trực tuyến để được tư vấn chi tiết.

Đánh giá: 
Rối loạn kinh nguyệt và những ảnh hưởng
Điểm trung bình:  7.2 /  10 (  61 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?

  • Làm thế nào để có kinh nguyệt đều đặn? Làm thế nào để có kinh nguyệt đều đặn?
    Chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường ở nữ giới , thường xuất hiện khi nữ giới bước vào tuổi dậy thì. Kinh nguyệt vừa là dấu hiệu để chứng tỏ sự trưởng thành, cũng vừa l...
    Xem chi tiết
  • Kinh nguyệt ra ít có sao không? Kinh nguyệt ra ít có sao không?
    Kinh nguyệt ra ít có có sao không, nguyên nhân nào gây nên tình trạng kinh nguyệt ra ít? là thắc mắc của không ít chị em phụ nữ về vấn đề này. Trong nội dung bài viết dưới đây, các chuyên gia Phòng...
    Xem chi tiết
  • Đau bụng kinh nên ăn gì Đau bụng kinh nên ăn gì
    Đau bụng kinh mỗi khi đến ngày đèn đỏ là một hiện tượng rất phổ biến, là ở những phụ nữ chưa lập gia đình. Khi bị đau bụng kinh, đa số các chị em thường muốn tìm cách nào đó để ...
    Xem chi tiết
  • Kinh nguyệt sau sinh không đều phải làm sao? Kinh nguyệt sau sinh không đều phải làm sao?
    Chị Hà Anh (32 tuổi, nhân viên kế toán tại quận Long Biên) có gửi câu hỏi tới các chuyên gia Phòng khám đa khoa Thái Hà với nội dung như sau: "Trước kia, chu kỳ kinh nguyệt của tôi rất đều đặn ...
    Xem chi tiết
  • Rong kinh kéo dài nguy hiểm không? Rong kinh kéo dài nguy hiểm không?
    Chào bác sĩ! Tôi năm nay 30 tuổi, đã lập gia đình và có 2 con. Bình thường, chu kỳ kinh nguyệt của tôi rất đều đặn và tôi thường có kinh khoảng 4 ngày, mỗi ngày thay 3 lần BVS. Máu kinh có màu đỏ ...
    Xem chi tiết
  • Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ và cách tính ngày rụng trứng Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ và cách tính ngày rụng trứng
    Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường ở chị em phụ nữ. Thế nhưng nhiều bạn trẻ khi mới bước vào độ tuổi dậy thì hoặc những phụ nữ thiếu kinh nghiệm lại vô cùng bỡ ngỡ với chu k...
    Xem chi tiết