Bệnh giang mai ở nữ

  • cập nhật lần cuối: 30-06-2023 13:23:29
  • Tham vấn y khoa: 
Lượt xem: 6895

Bệnh giang mai ở nữ: Bệnh giang mai có thể gặp ở cả nam và nữ. Tuy đều nguy hiểm nhưng tác hại của giang mai đối với nữ giới nghiêm trọng hơn nam giới rất nhiều. Chị em cũng dễ mắc bệnh hơn so với nam giới vì cơ quan sinh dục của chị em ở dạng mỡ nên nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn. Bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt tình dục, thậm chí khả năng sinh sản của nữ giới!

Có thể bạn quan tâm:

Bệnh giang mai do xoắn khuẩn nhạt (Treponema pallidum) gây ra. Đây là loại xoắn khuẩn yếu, có thể sống dai dẳng hơn khi ở nơi ẩm ướt nhưng không sống được quá vài tiếng đồng hồ khi ra khỏi cơ thể. Sau đây, các chuyên gia Phòng khám Thái Hà xin giới thiệu những nguyên nhân và triệu chứng cơ bản của bệnh giang mai ở nữ giới:

benh-giang-mai-o-nu-gioi
Bệnh giang mai do xoắn khuẩn nhạt màu gây ra

Giang mai có thời gian ủ bệnh khoảng 3-4 tuần, sớm là 10 ngày, muộn là 90 ngày. Bệnh có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trên cơ thể, ngay cả thai nhi nếu người mẹ bị giang mai khi đang có thai. Ngoài con đường lây truyền qua đường tình dục, bệnh giang mai còn có thể lây qua truyền máu hoặc từ mẹ sang con qua nhau thai.

Bệnh giang mai ở nữ giai đoạn đầu

- Ban đầu, những phụ nữ bị nhiễm bệnh chỉ có một vết loét nhỏ được gọi là săng giang mai. Săng thường hình thành nơi xuất hiện nhiễm trùng, chủ yếu là trên âm hộ, cổ tử cung, âm đạo, môi hoặc lưỡi. Khi mới xuất hiện, săng không gây đau đớn trừ khi bị bội nhiễm. Săng xuất hiện nơi nào tức là nơi đó đã bị xoắn khuẩn xâm nhập. Giai đoạn này thường xuất hiện sau khi nhiểm xoắn khuẩn từ 10 đến 90 ngày.

Bệnh giang mai ở nữ giai đoạn thứ 2

- Thời kỳ này các ảnh hưởng của bệnh giang mai bắt đầu phát triển ở người phụ nữ vì xoắn khuẩn đã theo đường máu xâm nhập vào các bộ phận trên cơ thể. Có thể xuất hiện hạch lan tỏa toàn thân nhưng không gây đau.

- Những triệu chứng đầu tiên là phát ban ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Phát ban không gây ngứa mà có cảm giác thô ráp khi sờ vào. Nó cũng có thể có màu nâu đốm đỏ hoặc đỏ.

- Các ban này có thể xuất hiện ở những nơi khác trên cơ thể, chẳng hạn như xung quanh cổ họng, cổ tử cung hoặc miệng.

- Có thể xuất hiện một số triệu chứng khác như sốt, mệt mỏi, nhức đầu, rụng tóc và đau ở các cơ bắp. Trong giai đoạn này, chị em có thể lây truyền bệnh cho các đối tác tình dục của mình nếu không có biện pháp phòng ngừa để đảm bảo an toàn.

Giai đoạn giang mai kín:

- Giai đoạn này, các triệu chứng của giang mai hầu như đã biến mất. Tuy nhiên, bệnh vẫn tồn tại, âm thầm phát triển và có thể tái phát bất cứ lúc nào.

- Bệnh trong giai đoạn này chỉ có thể phát hiện bằng cách xét nghiệm huyết thanh.

Giai đoạn cuối:

- Nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng thì giai đoạn này sẽ xuất hiện. Các triệu chứng giang mai ở nữ nặng nề hơn, bao gồm các vấn đề về thần kinh, mù mắt, mất trí nhớ, tê liệt và thậm chí dẫn đến tử vong. Giai đoạn này thường xuất hiện sau một vài năm kể từ khi bắt đầu bị lây nhiễm.

Bệnh giang mai có thể có những ảnh hưởng trầm trọng đến phụ nữ có thai, thậm chí có thể gây tử vong thai hoặc thai nhi bị giang mai bẩm sinh.

Để phòng tránh giang mai bẩm sinh cho trẻ thì người phụ nữ có thai cần được xét nghiệm, phát hiện bệnh giang mai ít 2 lần: 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kì.

Phòng khám Thái Hà là một trong những cơ sở y tế điều trị Bệnh xã hội hiện đại thực hiện theo “mô hình chuyên gia” với ưu thế lớn mạnh như sự tham gia khám chữa bệnh của các chuyên gia giàu kinh nghiệm cùng với các kỹ thuật điều trị hiện đại, môi trường y tế khang trang, sạch sẽ chúng tôi luôn nhận được sự công nhận của bệnh nhân cũng như đồng nghiệp, tạo nên một Thương hiệu trong khám và điều trị.

Đánh giá: 
Bệnh giang mai ở nữ
Điểm trung bình:  7.0 /  10 (  75 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?

  • Bệnh giang mai lây qua đường nào? Bệnh giang mai lây qua đường nào?
    Trong các bệnh xã hội, giang mai được xếp vào tốp những bệnh có mức độ nguy hiểm rất cao, chỉ đứng sau mức độ nguy hiểm của HIV. Bệnh giang mai có thể tấn công vào rất nhiều các bộ phận kh?...
    Xem chi tiết
  • Bệnh giang mai có chữa được không? Bệnh giang mai có chữa được không?
    Trong những bệnh xã hội phổ biến hiện nay thì giang mai là bệnh được biết đến với tốc độ lây nhiễm nhanh chóng và độ nguy hiểm cao chỉ đứng sau HIV. Mặc dù đây là căn bệnh không mấy xa lạ ...
    Xem chi tiết
  • Hình ảnh bệnh giang mai Hình ảnh bệnh giang mai
    Giang mai là một bệnh xã hội không còn xa lạ. Lối sống tình dục ngày càng thoáng ở giới trẻ là một trong những nguyên nhân khiến căn bệnh hoa liễu này ngày càng gia tăng. Nhận biết các triệu chứn...
    Xem chi tiết
  • Nguyên nhân gây bệnh giang mai Nguyên nhân gây bệnh giang mai
    Giang mai là một bệnh xã hội cực kì nguy hiểm do xoắn khuẩn giang mai (xoắn khuẩn nhạt màu có tên là Treponema pallidum) gây nên. Để phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này bạn cần phải biết đâu là nguyê...
    Xem chi tiết
  • Bệnh giang mai là gì? Bệnh giang mai là gì?
    Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng đã từng nghe đến một căn bệnh mang tên "GIANG MAI". Thế nhưng, không phải ai cũng biết giang mai là bệnh gì? Do đâu mà ra, có những triệu chứng, dấu hiệu nhận biết như...
    Xem chi tiết
  • Bệnh lậu, giang mai phân biệt thế nào? Bệnh lậu, giang mai phân biệt thế nào?
    Bệnh lậu, giang mai phân biệt với nhau như thế nào? Lậu, Giang Mai là những bệnh xã hội phổ biến, chủ yếu lây truyền qua đường tình dục nhưng có những triệu chứng bệnh khác nhau. Dưới đây ...
    Xem chi tiết