Bệnh viêm bàng quang

  • cập nhật lần cuối: 30-06-2023 13:36:54
  • Tham vấn y khoa: 
Lượt xem: 6850

Bệnh viêm bàng quang có nhiều nguyên nhân nhưng có thể kể đến tình trạng nhiễm trùng hoặc chấn thương cơ học gây nên. Trong tất cả các nguyên nhân gây viêm bàng quang thì nguyên nhân do vi khuẩn đóng một vai trò đáng kể và hầu hết các nhiễm trùng là do vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào qua niệu đạo.

Bệnh viêm bàng quang

Nguyên nhân bệnh viêm bàng quang

Viêm bàng quang có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang do thăm khám hoặc thực hiện các thủ thuật bằng dụng cụ không được vô trùng tuyệt đối... Trong tất cả các loại gây viêm bàng quang thì cốt lõi vẫn là vi khuẩn. Có nhiều loại vi khuẩn gây bệnh, có loại đi ngược dòng nước tiểu, có loại từ máu đi qua thận rồi xuống bàng quang (vãng khuẩn huyết, nhiễm khuẩn huyết). Hầu hết các loại vi khuẩn gây viêm bàng quang là vi khuẩn họ đường ruột. Đó là những vi khuẩn Gram âm, đứng trong họ vi khuẩn đường ruột gây viêm bàng quang chủ yếu là E.coli, sau đó là các vi khuẩn Proteus mirabilis, Kelbsiela pneumoniae, Enterobacter, Citrobacter, Serrater... Ngoài ra, chấn thương cơ học như do giao hợp mạnh cũng là một nguyên nhân thông thường của bệnh viêm bàng quang. Trong trường hợp việc giao cấu dẫn tới một đợt tấn công của bệnh viêm bàng quang, người ta cũng còn gọi đó là hội chứng niệu đạo.

Triệu chứng bệnh viêm bàng quang

Thông thường có hai loại: viêm bàng quang cấp tính và viêm bàng quang mạn tính.

- Viêm bàng quang cấp: Đây là loại hay gặp trong các loại viêm đường tiết niệu dưới (niệu quản, bàng quang, niệu đạo). Thương tổn chủ yếu xảy ra tại niêm mạc bàng quang với các hình thái phù nề, sung huyết. Các triệu chứng thường xảy ra đột ngột như tiểu buốt kèm theo đau dọc từ niệu đạo lên bàng quang. Đau buốt kéo dài trong suốt thời gian đi tiểu và còn kéo dài sau khi tiểu hết nước tiểu trong nhiều phút. Do niêm mạc bàng quang bị viêm, dễ bị kích thích nên số lần đi tiểu tăng lên làm cho bệnh nhân lúc nào cũng buồn đi tiểu. Tuy vậy, do mỗi lần đi tiểu gây buốt nên người bệnh tiểu không hết, phải tạm dừng vì đau và buốt. Người bệnh thường có cảm giác tức ở vùng dưới rốn (vùng tương xứng với vị trí của bàng quang). Mặc dầu bệnh nhân có nhiễm khuẩn thực sự nhưng không sốt. Nước tiểu thường đục ở đầu bãi hay toàn bãi, đôi khi tiểu ra máu (nước tiểu có thể có màu hồng đỏ hoặc đơn giản chỉ có vài vệt máu).

- Viêm bàng quang mãn: Nếu viêm bàng quang cấp tính mà không chẩn đoán và điều trị đúng phác đồ thì rất dễ trở thành viêm bàng quang mãn tính. Do viêm nhiễm bàng quang lâu ngày nên thành bàng quang dày lên, xơ hóa làm cho tính đàn hồi của bàng quang bị suy giảm mỗi lần co bóp để tống nước tiểu ra ngoài nên sẽ có hiện tượng tiểu són.

Với các triệu chứng điển hình của viêm bàng quang như tiểu buốt, tức hạ vị, tiểu đục, tiểu ra máu có thể nhầm với mốt số bệnh về đường tiết niệu như viêm thận, thận ứ mủ, sỏi niệu quản hoặc viêm niệu đạo, chít hẹp niệu đạo. Ngoài ra cũng có thể nhầm với ung thư bàng quang, viêm kẽ bàng quang.

Phòng bệnh viêm bàng quang

Ăn uống, nghỉ ngơi hợp lí, điều độ: tăng cường ăn rau xanh và hoa quả tươi, tránh rượu bia thuốc lá, chất kích thích

Luyện tập thể dục thể thao đều đặn, tập thể dục cho vùng chậu như đi bộ, yoga, uống nhiều nước: 2 lít/ngày và cung cấp năng lượng khi tập luyện ...

Không ngồi quá lâu 1 chỗ, không nhịn tiểu quá lâu.

Vệ sinh sạch sẽ hằng ngày, đặc biệt là bộ phận sinh dục trước và sau khi quan hệ, tránh mặc quần áo jean quá chật và dày bó sát vào bộ phận sinh dục.

Điều trị bệnh viêm bàng quang

Nếu bạn nghi ngờ mình bị viêm bàng quang, bạn phải đi khám bác sĩ. Thường bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh và nghỉ ngơi.

1. Điều trị thông thường: bệnh nhân viêm bàng quang cấp tính cần được nghỉ ngơi hợp lí, uống nhiều nước để tăng lượng nước tiểu, chú ý dinh dưỡng, không ăn thức ăn cay, tắm nước nóng có thể giảm nhẹ triệu chứng, bệnh nhân có biểu hiện kích thích viêm bàng quang thì dùng thuốc chống co thắt để làm giảm triệu chứng.

2. Điều trị bằng thuốc chống lây nhiễm: dựa vào lượng vi khuẩn trong nước tiểu, kết quả thực nghiệm của thuốc cho thấy có hiệu quả kháng khuẩn. Nên điều trị đầy đủ, trong thời gian dài, đến khi các triệu chứng giảm hẳn, khi tiểu bình thường nên tiếp tục sử dụng thêm từ 1 đến 2 tuần nữa. Trong quá trình điều trị nên thường xuyên bồi dưỡng các vi khuẩn trong nước tiểu và thử nhiệm độ nhạy cảm của thuốc, điều chỉnh bất cứ lúc nào đối với các vi khuẩn của thuốc kháng sinh, để sớm khỏi bệnh hoàn toàn và tránh tái phát.

3. Phương pháp tiểu phẫu: Áp dụng đối với các trường hợp tắc nghẽn cổ bàng quang hoặc sỏi bàng quang gây ra bởi viêm bàng quang mãn tính.

Trên đây là một số giới thiệu về bệnh viêm bàng quang của phòng khám chúng tôi nếu bạn có những thắc mắc hay cần tư vấn về các dịch vụ khám chữa bệnh, hãy gọi cho chúng tôi qua đường dây nóng 0365 116 117 để được tư vấn trực tiếp.

Đánh giá: 
Bệnh viêm bàng quang
Điểm trung bình:  8.0 /  10 (  93 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?

  • Nguyên nhân gây bệnh viêm bàng quang Nguyên nhân gây bệnh viêm bàng quang
    Viêm bàng quang là bệnh rất phổ biến, chiếm trên 50% số ca nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Bệnh viêm bàng quang ở nam giới ít gặp hơn ở phụ nữ do đường niệu đạo ở nam giới dài hơn so với ở...
    Xem chi tiết
  • Triệu chứng viêm bàng quang ở nam giới Triệu chứng viêm bàng quang ở nam giới
    Viêm bàng quang là một dạng nhiễm trùng đường tiết niệu thường gặp, bệnh được chia làm 2 loại là viêm bàng quang cấp tính và viêm bàng quang mãn tính. Nếu không được chữa trị kịp thời, đúng ...
    Xem chi tiết
  • Điều trị viêm bàng quang Điều trị viêm bàng quang
    Điều trị viêm bàng quang: Viêm bàng quang rất dễ chữa nhưng nếu không được phát hiện sớm, để bệnh gây ra những biến chứng thì điều trị sẽ rất khó khăn. Dưới đây các bác sĩ Phòng Khám Đa K...
    Xem chi tiết
  • Viêm bàng quang cấp Viêm bàng quang cấp
    Viêm bàng quang cấp thuộc về nhóm các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, là một bệnh rất phổ biến chiếm trên 50% các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, thường gặp ở nam giới trung niên...
    Xem chi tiết