Đi tiểu ra máu: Nguyên nhân và cách phòng tránh tiểu ra máu
-
cập nhật lần cuối: 30-06-2023 13:25:12
-
Đi tiểu ra máu kèm theo cảm giác đau buốt là do bệnh gì, có nguy hiểm không? Tiểu ra máu là hiện tượng có nhiều hồng cầu hơn bình thường trong nước tiểu, bình thường màng lọc cầu thận giữ không cho hồng cầu ra nước tiểu. Một số trường hợp tiểu ra máu không nguy hiểm, thậm chí có thể tự khỏi mà không cần chữa trị. Tuy nhiên, trong phần lớn các trường hợp đi tiểu máu là biểu hiện của các chứng bệnh nguy hiểm và cần được điều trị kịp thời.
Có thể bạn quan tâm:
Đi tiểu ra máu
Tiểu ra máu có 2 loại chính: Tiểu máu đại thể là khi lượng hồng cầu trong nước tiểu nhiều nên nhìn bằng mắt thường có thể thấy nước tiểu màu đỏ hoặc vàng sậm, thậm chí có thể thấy cục máu đông, dây máu ra theo nước tiểu. Tiểu máu vi thể là khi lượng hồng cầu trong nước tiểu ít, không đủ để làm đổi màu nước tiểu nên chỉ được xác định khi quan sát dưới kính hiển vi. Nếu lượng hồng cầu quá nhỏ, phương pháp làm cặn Addis có thể được áp dụng để "cô đặc" lượng hồng cầu lại cho dễ xác định xem bệnh nhân có bị tiểu ra máu hay không.
Đi tiểu ra máu là triệu chứng bệnh gì?
- Viêm thận, tiểu cầu thận cấp tính: tiểu ra máu kèm tiểu ít, nước tiểu nhiều đạm, huyết áp cao, người bệnh viêm amidan trước khi phát bệnh một tuần.
- Viêm bể thận: tiểu ra máu kèm tiểu buốt, tiểu cấp, tiểu nhiều lần, đau lưng, sốt.
- Sỏi đường tiết niệu: triệu chứng đi tiểu ra máu có kèm đau quặn ở thận hoặc có các triệu chứng như: tiểu ngắt quãng, tiểu khó, tiểu buốt...
- Lao thận: có tới hơn 90% người bệnh lao thận bị tiểu ra máu, triệu chứng tiểu gấp, tiểu nhiều lần, tiểu buốt càng ngày càng nghiêm trọng.
- Tổn thương thận và niệu đạo: thường có tiền sử tổn thương ở phần lưng hay bụng, như va đập, tai nạn.
- Ban xuất huyết dị ứng: Loại bệnh này có xuất hiện những nốt xuất huyết bên ngoài da, xuất huyết dạ dày đường ruột, đau khớp. Sau khi xuất hiện những nốt xuất huyết từ 2 – 4 tuần thì có hiện tượng đi tiểu ra máu.
Phòng bệnh đi tiểu ra máu
Một số biện pháp phòng chống đi tiểu ra máu:
- Uống thật nhiều nước, đi tiểu ngay khi buồn tiểu, sau khi giao hợp khoảng 10-15 phút cần đi tiểu ngay, vệ sinh cơ quan sinh dục thường xuyên để đề phòng viêm đường tiết niệu.
- Để giúp hạ thấp nguy cơ sỏi thận, uống nhiều nước, hạn chế ăn mặn và giàu protein.
- Ngưng hút thuốc, tránh tiếp xúc với hóa chất và uống nhiều nước có thể cắt giảm nguy cơ ung thư bàng quang.
- Nên vệ sinh sạch sẽ hàng ngày là cơ quan sinh dục không nên mặc đò lót quá chật
- Không nhịn tiểu, cố gắng đi tiểu đều đặn và không được nhịn lâu. Vì đây cũng gây ra hiện tượng ứ đọng nước tiểu ở bàng quang.
Nếu thấy những dấu hiệu ban đầu của bệnh như: cảm giác nóng rát khi đi tiểu, nước tiểu đục, lợn cợn, hôi, tiểu đau, tiểu buốt, tiểu có máu thì bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa tiết niệu của chúng tôi để làm một số xét nghiệm tìm ra nguyên nhân ngây bệnh để có cách chữa trị phù hợp(Tránh tự ý dùng thuốc hay ngưng thuốc vì có thể bệnh sẽ nặng hơn vì tình trạng kháng thuốc).
Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các bác sỹ Phòng khám Thái Hà về hiện tượng đi tiểu ra máu. Nếu còn thắc mắc bạn có thể gọi theo đường dây nóng 0365 116 117 để được tư vấn cụ thể.
Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?
-
Bị tiểu buốt cần lưu ý
Tiểu buốt, tiểu dắt là chứng bệnh phổ biến ở nam giới, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và đời sống thường nhật của bệnh nhân. Ngoài ra, tiểu buốt cũng có thể là biểu hiện của một ...Xem chi tiết
-
Đi tiểu buốt và ra máu
Đi tiểu buốt và ra máu có thể là biểu hiện của nhiễm trùng đường tiết niệu (thận, bàng quang, niệu quản, niệu đạo). Ngoài ra, một số bệnh lý toàn thân như bệnh về máu, rối loạn đông máu??...Xem chi tiết
-
Đi tiểu đau buốt do đâu?
Đi tiểu đau buốt là do đâu? Hiện tượng tiểu tiện thấy đau buốt có thể là dấu hiệu của chứng viêm và nhiễm trùng đường tiết niệu, ở bàng quang (bọng đái), niệu đạo (ống dẫn nước tiểu...Xem chi tiết