Nứt kẽ hậu môn - Biến chứng và điều trị

  • cập nhật lần cuối: 23-11-2022 13:49:58
  • Tham vấn y khoa: 
Lượt xem: 5152

Nứt kẽ hậu môn là một vết rách nhỏ ở niêm mạc của ống hậu môn. Thường gặp ở trẻ em từ 6 đến 24 tháng, nứt hậu môn ít gặp ở trẻ lớn. Người lớn có thể bị nứt hậu môn khi tiêu khối phân cứng và to do táo bón.

nut-ke-hau-mon-bien-chung-va-dieu-tri

Biến chứng:

Nứt kẽ hậu môn gây đau và chảy máu, hơn 90 % trường hợp nứt hậu môn tự lành và bệnh nhân có thể dùng kem thoa tại chỗ hoặc thuốc nhét hậu môn để giảm đau. Nứt hậu môn một khi không lành có thể trở thành mãn tính.

Khi một vết nứt không tự lành, trở thành mãn tính, vết nứt sẽ xâm nhập đến cơ vòng hậu môn trong, cơ vòng này có tác dụng giữ cho hậu môn đóng kín, trừ lúc đang đi tiêu. Vết rách ở cơ vòng này sẽ khiến cơ co thắt, làm cho vết rách rộng hơn và khó lành. Vết nứt không lành gây khó chịu, cần phải làm tiểu phẫu để giảm đau và sửa chữa lại hoặc cắt bỏ vết nứt.

Điều trị:

Đối với trẻ em, sự can thiệp cần thiết duy là thay tã thường xuyên và giữ cho vùng hậu môn sạch sẽ. Hãy thảo luận với bác sĩ chuyên khoa nhi về cách phòng chống táo bón và bảo đảm việc đi tiêu đều đặn để tránh cho bé không phải rặn khi đi tiêu.

Đối với người lớn sau khi đã dùng thêm chất xơ, uống thêm nhiều nước, tập luyện thường xuyên, uống thuốc làm mềm phân và thuốc nhuận trường mà vẫn không hiệu quả, bạn có thể làm theo các cách sau :

- Dùng kem hoặc thuốc bôi:

Kem có chứa thuốc hoặc viên nhét hậu môn. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc dùng cho trực tràng hoặc kem hay thuốc mỡ để giảm bớt phản ứng viêm và bớt khó chịu, tăng cường lưu lượng máu đến, giúp mau lành vết nứt

Tuy nhiên, thuốc vẫn có thể gây tác dụng không mong muốn như nhức đầu, hạ huyết áp và chóng mặt.

- Làm tiểu phẫu:

Nếu bạn bị nứt hậu môn mãn tính và không tự lành, có thể phải cần sử dụng đến tiểu phẫu, làm tiểu phẫu cắt một phần cơ vòng hậu môn để giảm co thắt và giảm đau giúp mau lành vết nứt. Làm tiểu phẫu còn có thể bao gồm cắt bỏ cả vết nứt lẫn những mô sợi xơ chung quanh.

Đối với người lớn, tiểu phẫu thường được thực hiện trên cơ sở ngoại trú. Trẻ em sau tiểu phẫu có thể cần phải nằm lại qua đêm trong bịnh viện. Việc cắt cơ vòng hậu môn hiếm khi gây biến chứng đi tiêu không kiểm soát.

Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia Phòng khám Thái Hà về những biến chứng và cách điều trị nứt kẽ hậu môn. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc gì, có thể tư vấn trực tiếp với các chuyên gia. Ngoài ra, đăng ký qua mạng có thể được miễn phí đăng ký khám bệnh. Có thể được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh hoặc bạn có thể gọi đến đường dây nóng: 0365.116.117 cũng có thể tư vấn trực tiếp qua yahoo.

Đánh giá: 
Nứt kẽ hậu môn - Biến chứng và điều trị
Điểm trung bình:  7.9 /  10 (  84 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?

  • Nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn Nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn
    Nứt kẽ hậu môn là một trong những bệnh phổ biến các tổn thương về hậu môn trực tràng. Triệu chứng thông thường của nứt kẽ hậu môn là đau hậu môn trong và sau khi đại tiện, đại tiệ...
    Xem chi tiết
  • Dấu hiệu nứt kẽ hậu môn Dấu hiệu nứt kẽ hậu môn
    Nứt kẽ hậu môn thường do các rối loạn tiêu hóa hoặc các bệnh lý vùng hậu môn như: Bệnh trĩ, viêm da hậu môn... gây nên. Nứt kẽ hậu môn là vết loét do lớp da ống hậu môn dưới vùng nếp nhăn ...
    Xem chi tiết