Rong kinh kéo dài nguy hiểm không?

  • cập nhật lần cuối: 23-11-2022 13:15:18
  • Tham vấn y khoa: 
Lượt xem: 4951

Chào bác sĩ! Tôi năm nay 30 tuổi, đã lập gia đình và có 2 con. Bình thường, chu kỳ kinh nguyệt của tôi rất đều đặn và tôi thường có kinh khoảng 4 ngày, mỗi ngày thay 3 lần BVS. Máu kinh có màu đỏ thẫm, hơi nhầy dính, và thường chuyển sang màu đỏ nâu vào ngày cuối chu kỳ. Thế nhưng, 2 kỳ kinh gần đây tôi lại bị rong kinh kéo dài, tức là kinh nguyệt của tôi đã kéo dài hơn 10 ngày rồi mà vẫn không hết. Ngoài số ngày hành kinh kéo dài ra thì tôi không có thêm bất kỳ triệu chứng gì khác, không đau bụng, vùng kín cũng không có mùi, máu kinh vẫn là màu đỏ thẫm. Tôi đã mua thuốc Khang nữ đan về uống nhưng chỉ hiệu quả lúc uống thuốc, nếu dừng thì tình trạng rong kinh kéo dài lại diễn ra.

Hiện tôi đang rất hoang mang và lo lắng, không biết tại sao mình gặp phải tình trạng này và có phải mình bị bệnh gì không? Mong các bác sĩ sớm tư vấn giải đáp giúp tôi về hiện tượng rong kinh kéo dài này để tôi có thể yên tâm và điều trị sớm. Tôi xin chân thành cảm ơn. (Tùng Chi, Phủ Lý).

Tham khảo thêm:

rong-kinh-keo-dai-nguy-hiem-khong
Bị rong kinh kéo dài có nguy hiểm không?

Bị rong kinh kéo dài có nguy hiểm không?

Phòng khám đa khoa Thái Hà xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi thắc mắc của mình đến cho phòng khám. Chúng tôi rất hiểu những băn khoăn, lo lắng của bạn khi bỗng nhiên gặp phải tình trạng rong kinh kéo này này. Và phòng khám chúng tôi hy vọng, những tư vấn giải đáp sau đây sẽ giúp bạn bớt lo lắng và có hướng giải quyết bệnh của mình kịp thời.

Tùng Chi thân mến, rong kinh kéo dài hay rong kinh là một. Đều là một hiện tượng rối loạn kinh nguyệt mà trong đó số ngày hành kinh ở chu kỳ tiếp theo kéo dài hơn chu kỳ trước đó 7 - 10 ngày, thậm chí 1 -2 tháng. Nó không chỉ tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng sinh sản của người bệnh.

Nguyên nhân rong kinh kéo dài

Nguyên nhân gây rong kinh có rất nhiều, nhưng về cơ bản có thể kể đến:

- Rối loạn nội tiết: Chủ yếu là sự mất cân bằng nồng độ hormone. Nếu lượng progesterone được tiết ra không cân đối với lượng estrogen thì sẽ không có hiện tượng phóng noãn. Kết quả là khiến cho nội mạc tử cung dày lên theo từng ngày. Trong khi đó, các mạch máu nuôi nội mạc lại không tăng trưởng kịp nên sinh ra hiện tượng niêm mạc bị hoại tử, bong ra từng mảng nhỏ và gây chảy máu kéo dài.

- Bệnh phụ khoa: U xơ, u sợi tử cung, bướu nước buồng trứng, lạc nội lạc tử cung, rối loạn đông máu, thai ngoài tử cung, ung thư,...đều là những căn bệnh gây rong kinh kéo dài. Hay nói cách khách, rong kinh kéo dài là triệu chứng, dấu hiệu của những căn bệnh này.

Tùng Chi thân mến, căn cứ vào những thông tin bạn cung cấp thì khả năng bạn bị rong kinh kéo dài do rối loạn nội tiết cao hơn rong kinh do bệnh phụ khoa. Nhưng để chắc chắn và hạn chế được những biến chứng nghiêm trọng, chúng tôi khuyên bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín và chất lượng để kiểm tra, xác định nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị phù hợp.

Điều trị rong kinh kéo dài như thế nào?

Nếu bạn bị rong kinh kéo dài do rối loạn nội tiết, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều hòa kinh nguyệt, gây ức chế và làm giảm lượng máu mất đi ở mỗi chu kỳ kinh. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn thực hiện một số liệu pháp điều chỉnh tâm lý, nếu bạn bị rong kinh là do áp lực tâm lý. Còn nếu bạn bị rong kinh kéo dài do bệnh lý, thì trước tiên phải xác định được đó là bệnh gì và điều trị nguyên nhân trước, triệu chứng sau. Trong trường hợp bệnh nhẹ sẽ được chỉ định bằng phương pháp nội khoa, nhưng nếu bệnh nặng thì phương pháp ngoại khoa sẽ được chỉ định.

Điều cần chú ý là trong quá trình điều trị bạn phải tuyệt đối tuân thủ liệu trình và đơn thuốc của bác sĩ. Không tự ý cắt ngang hoặc dùng thuốc khác đè lên. Bởi sẽ làm giảm hiệu quả điều trị. Đồng thời, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về một số loại thảo dược (nhọ nồi, ích mẫu,..) hoặc món ăn Đông y có tác dụng điều hòa kinh nguyệt và bổ xung khí huyết.

Trên đây là những tư vấn cơ bản của Phòng khám đa khoa Thái Hà về hiện tượng rong kinh kéo dài. Nếu bạn còn thắc mắc hay cần tư vấn, xin vui lòng gọi điện đến hotline 0365 116 117 hoặc nhấp chọn "Bác sỹ tư vấn" chat trực tiếp với các chuyên gia của Phòng khám đa khoa Thái Hà. Hoặc đến khám và điều trị tại Phòng khám đa khoa Thái Hà số 11 Thái Hà- Đống Đa - Hà Nội. Chúng tôi sẵn sàng phục vụ bạn bất cứ khi nào bạn cần chúng tôi.

Đánh giá: 
Rong kinh kéo dài nguy hiểm không?
Điểm trung bình:  7.6 /  10 (  92 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?

  • Làm thế nào để có kinh nguyệt đều đặn? Làm thế nào để có kinh nguyệt đều đặn?
    Chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường ở nữ giới , thường xuất hiện khi nữ giới bước vào tuổi dậy thì. Kinh nguyệt vừa là dấu hiệu để chứng tỏ sự trưởng thành, cũng vừa l...
    Xem chi tiết
  • Kinh nguyệt ra ít có sao không? Kinh nguyệt ra ít có sao không?
    Kinh nguyệt ra ít có có sao không, nguyên nhân nào gây nên tình trạng kinh nguyệt ra ít? là thắc mắc của không ít chị em phụ nữ về vấn đề này. Trong nội dung bài viết dưới đây, các chuyên gia Phòng...
    Xem chi tiết
  • Đau bụng kinh nên ăn gì Đau bụng kinh nên ăn gì
    Đau bụng kinh mỗi khi đến ngày đèn đỏ là một hiện tượng rất phổ biến, là ở những phụ nữ chưa lập gia đình. Khi bị đau bụng kinh, đa số các chị em thường muốn tìm cách nào đó để ...
    Xem chi tiết
  • Kinh nguyệt sau sinh không đều phải làm sao? Kinh nguyệt sau sinh không đều phải làm sao?
    Chị Hà Anh (32 tuổi, nhân viên kế toán tại quận Long Biên) có gửi câu hỏi tới các chuyên gia Phòng khám đa khoa Thái Hà với nội dung như sau: "Trước kia, chu kỳ kinh nguyệt của tôi rất đều đặn ...
    Xem chi tiết
  • Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ và cách tính ngày rụng trứng Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ và cách tính ngày rụng trứng
    Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường ở chị em phụ nữ. Thế nhưng nhiều bạn trẻ khi mới bước vào độ tuổi dậy thì hoặc những phụ nữ thiếu kinh nghiệm lại vô cùng bỡ ngỡ với chu k...
    Xem chi tiết
  • Kinh nguyệt không đều có vô sinh? Kinh nguyệt không đều có vô sinh?
    Chào bác sĩ, tôi năm nay 23 tuổi, tôi có kinh từ năm 15 tuổi, trước kia chu kỳ kinh nguyệt của tôi rất đều. Nhưng không hiểu sao gần đây chu kỳ kinh nguyệt của tôi không đều, lượng máu kinh có thá...
    Xem chi tiết