- Trang chủ /
- Phụ khoa /
- Viêm Âm Đạo /
- Viêm âm đạo khi mang thai nguy hiểm không
Viêm âm đạo khi mang thai nguy hiểm không
-
cập nhật lần cuối: 30-06-2023 14:08:31
-
Viêm âm đạo khi mang thai là một trong những bệnh lý phụ khoa phổ biến ở các bà bầu. Rất nhiều bệnh nhân gửi thắc mắc tới Phòng khám Thái Hà với nội dung: Bị viêm âm đạo trong thời gian mang thai có ảnh hưởng gì tới thai nhi không, vì sao phụ nữ mang thai thường bị viêm âm đạo và biện pháp điều trị như thế nào? Sau đây các chuyên gia khám chữa bệnh phụ khoa Phòng khám Thái Hà sẽ trở lời các câu hỏi trên:
Tham khảo thêm:
Viêm âm đạo khi mang thai
Nguyên nhân viêm âm đạo khi mang thai
Viêm âm đạo là hiện tượng âm đạo bị viêm nhiễm bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Trong đó, các tác nhân chính gây viêm âm đạo là: nấm, trùng roi hoặc tạp khuẩn. Viêm âm đạo là bệnh phụ khoa thường gặp ở hầu hết chị em phụ nữ, đặc biệt là ở chị em phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai.
- Ngoài các nguyên nhân gây viêm âm đạo viêm âm đạo thông thường, phụ nữ mang thai thường dễ bị nhiễm nấm âm đạo, nguyên nhân là do điều kiện môi trường âm đạo thay đổi, dịch tiết ra nhiều, lượng đường trong máu biến đổi… là cơ hội để nấm phát triển. Sự thay đổi của các hormon trong cơ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các vi khuẩn yếm khí.
- Trong âm đạo luôn tồn tại nấm candida albicans, loại nấm này thường không gây khó chịu gì khi môi trường ở mức cân bằng. Trong quá trình mang thai, sự tăng tiết hợp chất glycogen trong âm đạo sẽ khiến nấm candida sinh sôi nhiều hơn và theo đó bệnh viêm âm đạo do nấm cũng phát triển.
Viêm âm đạo khi mang thai có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia, viêm âm đạo dù ở phụ nữ bình thường hay phụ nữ đang mang thai thì cũng đều tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Nhưng đối với phụ nữ đang mang thai thì mức độ nguy hiểm mà viêm âm đạo mang lại sẽ cao hơn, cụ thể là:
- Viêm âm đạo do vi khuẩn, trùng roi có thể gây viêm màng ối, nhiễm khuẩn ối, dọa sinh non và xấu là khiến thai phụ sinh non, sẩy thai.
- Viêm âm đạo do nấm tuy không ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi. Tuy nhiên trong quá trình sinh con, bé sơ sinh của người mẹ bị viêm âm đạo do nấm, khi sổ thai ngang qua âm đạo, có thể bị dính nấm vào niêm mạc miệng gây viêm niêm mạc miệng (tưa lưỡi) hoặc viêm da, viêm mắt do nấm. Nếu bé đã bị suy dinh dưỡng trong tử cung hoặc sanh non tháng, đề kháng yếu, có thể gây viêm phổi do nấm, nhưng hiếm gặp.
Viêm âm đạo khi mang thai chữa thế nào
Phụ nữ mang thai khi có biểu hiện bất thường về dịch tiết âm đạo thì nên đi khám chuyên khoa để có những chuẩn đoán và điều trị kịp thời. Dưới đây là một số gợi ý điều trị:
- Bạn có thể uống bổ sung men vi sinh nhưng nhớ là hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Sữa chua lên men tự nhiên có chứa rất nhiều vi sinh giúp cung cấp các chất kháng viêm tự nhiên cho cơ thể. Ăn thường xuyên sữa chua sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch và nếu có bệnh nấm âm đạo thì cũng ở dạng nhẹ và nhanh khỏi.
- Tinh dầu trà cũng giúp đánh bật nấm âm đạo nhưng nó có thể gây kích ứng da. Không dùng nhiều hơn 1 - 2 giọt/nước tắm và nếu bị kích ứng (sưng tấy hay mẩn đỏ) thì phải ngừng sử dụng ngay và dùng nước sạch để tắm.
- Một số gợi í khác là ăn tỏi. Hãy dùng tỏi trong các món ăn.
Hiện nay, có một vài loại thuốc viên đặt âm đạo đã được nghiên cứu và được Tổ chức Y tế thế giới xác định rằng không gây tác hại lên thai nhi nên sử dụng được trong thai kỳ. Tuy nhiên, điều cần nhớ là, đặt thuốc vào trong âm đạo khi đang mang thai có thể gây chảy máu do chạm vào các mạch máu nhỏ dễ vỡ của âm đạo và cổ tử cung. Vì vậy, chỉ khi nào cần thiết, bác sĩ mới cho toa mua thuốc đặt âm đạo phù hợp và hướng dẫn sử dụng để không gây ảnh hưởng đến thai phụ và thai nhi.
Phòng ngừa viêm âm đạo trong thời kỳ mang thai
- Giảm ăn đường và các thực phẩm ngọt. Tránh để vùng kín ở trong tình trạng nóng ẩm.
- Luôn chú ý giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, khô thoáng. Khi đi vệ sinh, nên lau chùi vùng kín từ trước ra sau, không lau chùi từ sau ra trước.
- Nên mặc đồ lót bằng cotton 100%, không tắm nước quá nóng, không mặc quần jean hay các loại quần bó chật và tắm lâu nếu bạn đang mắc bệnh.
- Tránh dùng các xà phòng có chất tẩy mạnh khi vệ sinh vùng kín vì nó có thể làm thay đổi môi trường âm đạo, tạo điều kiện cho các loại nấm phát triển.
Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các bác sĩ Phòng khám đa khoa Thái Hà về bệnh viêm âm đạo khi mang thai. Nếu còn thắc mắc, bạn có thể gọi điện theo số máy đường dây nóng 0365 116 117 để được tư vấn cụ thể.
Cuối cùng, chúng tôi xin chúc các bà mẹ "mẹ tròn con vuông"!
Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?
-
Cách chữa trị nấm âm đạo hiệu quả
Nấm âm đạo là bệnh phụ khoa thường gặp ở những phụ nữ đã lập gia đình hoặc đã có quan hệ tình dục. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra biến chứng ung thư cổ tử cu...Xem chi tiết
-
Biểu hiện của viêm âm đạo như thế nào?
Viêm âm đạo là một trong những bệnh phụ khoa phổ biến. Có nhiều nguyên nhân gây viêm âm đạo như: vi sinh, ký sinh trùng, dị vật hay rối loạn cân bằng nội tiết sinh dục... Bệnh nếu không đư...Xem chi tiết
-
Triệu chứng viêm âm đạo
Triệu chứng viêm âm đạo không phải lúc nào cũng rõ ràng tuy nhiên có thể nhận biết qua một số dấu hiệu như ngứa vùng kín, cảm giác nóng rát khi đi tiểu, dịch âm đạo nhiều, có màu, có mùi hôi....Xem chi tiết
-
Chữa trị viêm âm đạo
Chữa trị viêm âm đạo: Viêm âm đạo là bệnh phụ khoa rất phổ biến, có nhiều nguyên nhân viêm âm đạo như vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng... Để chữa trị viêm âm đạo hiệu quả cần xác định đư??...Xem chi tiết
-
Viêm Nấm Âm Đạo: Nguyên nhân và Biểu hiện
Viêm nấm âm đạo nguyên nhân do đâu, những biểu hiện viêm âm đạo do nấm như thế nào? Theo thống kê có đến 75% phụ nữ đã từng ít một lần trong đời bị Viêm Âm Đạo do nấm. Đây là một...Xem chi tiết
-
Nguyên nhân viêm âm đạo
Viêm âm đạo là sự nhiễm trùng âm đạo, khoảng một phần ba phụ nữ sẽ có triệu chứng này. Viêm âm đạo có thể ảnh hưởng đến phụ nử ở mọi lứa tuổi, phố biến ở giới trẻ. Ngoài việc x...Xem chi tiết